Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018

Caddy (Caddie) là gì? MÔ TẢ CÔNG VIỆC VÀ THU NHẬP CADDY HIỆN NAY

Caddy (Caddie) là gì? MÔ TẢ CÔNG VIỆC VÀ THU NHẬP CADDY HIỆN NAY

Với những khu nghỉ dưỡng có sân golf, Caddy là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến. Vậy bạn có biết Caddy (Caddie) là gì? Công việc chân tay trong suy nghĩ phổ thông chỉ giúp đảm bảo cuộc sống ở mức tối thiểu. Thuở mới du nhập, người làm caddy cũng chịu chung tình cảnh ấy. Nhưng bây giờ, chuyện cơm áo không còn là nỗi lo của phần đông caddy thạo việc. Trái lại, nó là một nghề nghiệp kiếm ra nhiều tiền.
Caddy, caddie, nhân viên kéo bao gậy hay làm "két" là những nhân viên phục vụ được thuê để kéo, bảo quản những bao đựng gậy đánh golf cho khách chơi golf trên sân. Tại các sân golf, hầu hết những người đảm nhận công việc này là phụ nữ.
  Caddy (Caddie) là gì? MÔ TẢ CÔNG VIỆC VÀ THU NHẬP CADDY HIỆN NAY
Caddy (Caddie) là gì? MÔ TẢ CÔNG VIỆC VÀ THU NHẬP CADDY HIỆN NAY

Mô tả công việc nhân viên Caddy



Thu nhập nhân viên Caddy hiện nay
Theo ghi nhận của BinhGolf.com mức lương cơ bản của nhân viên Caddy hiện dao động trong khoảng 3 – 5 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, nhân viên Caddy còn nhận được tiền tip sau mỗi lượt phục vụ khách nên thu nhập hàng tháng của vị trí công việc này có thể lên đến 8 – 10 triệu đồng. Để đảm nhận được công việc này, ứng viên cần phải có sức khỏe tốt, tác phong nhanh nhẹn, kỹ năng giao tiếp – giải quyết vấn đề tốt và có thể tiếng Anh giao tiếp cơ bản…

Dưới đây là 1 câu chuyện từ caddy Hoàn.


Caddy - Người cầm gậy: Làm giàu không khó

Công việc chân tay trong suy nghĩ phổ thông chỉ giúp đảm bảo cuộc sống ở mức tối thiểu. Thuở mới du nhập, người làm caddy cũng chịu chung tình cảnh ấy. Nhưng bây giờ, chuyện cơm áo không còn là nỗi lo của phần đông caddy thạo việc. Trái lại, nó là một nghề nghiệp kiếm ra nhiều tiền.

NĂNG NHẶT CHẶT BỊ

Cách đây 10 năm, một caddy mới vào nghề được 50.000 VNĐ tiền công/ngày làm việc, tức là thấp hơn thù lao của nhân viên phục vụ tại cửa hàng ăn. Nhiều bạn trẻ bỏ cuộc chỉ sau đôi ba tháng vì tiền lương không đủ mua tiền thuốc. Hơn một thập kỷ phát triển, caddy ở Việt Nam về cơ bản vẫn bị coi là nghề lao động phổ thông. Tuy nhiên, mức thu nhập của caddy đã khấm khá hơn rất nhiều.
Caddy có 2 nguồn thu chính. Một là tiền công được ban quản lý sân trả hàng ngày. Hai là tiền tip (bồi dưỡng) của khách. Một caddy điển hình sẽ nhận 100.000 VND/ngày công, tiền tip ít thì 200.000 VNĐ, nhiều thì 300.000 VND theo thống nhất của nhiều CLB Golf trên toàn quốc. Mỗi tháng, caddy nghỉ 4-6 ngày (con số phổ biến ở nhiều sân golf miền Bắc), tính tất cả thì tổng thu nhập của họ dao động từ 8-10 triệu.
Đây không phải con số cao, nhưng lại là niềm mơ ước của các caddy. Phần lớn người cầm gậy sinh sống trong bán kính vài km xung quanh sân golf, trong khi các sân golf đa số đều tọa lạc ở những thành phố với mật độ dân cư thưa thớt đảm bảo độ yên tĩnh. Vì thế, mức thu nhập theo chia sẻ của các caddy là tốt, vừa vặn trang trải một gia đình. Hơn nữa, các caddy ít có điều kiện học hành đến nơi chốn nên lương “hai chữ số” vượt ngoài mong đợi.
Giờ chơi golf của khách phụ thuộc vào thời tiết. Mùa Hè, vòng chơi thường bắt đầu từ sáng sớm để tránh cái nắng gắt miền nhiệt đới. Sang Đông thì 10h sáng là thời gian lý tưởng cho buổi đánh. Nhưng cũng có khách lớn tuổi mắc chứng mất ngủ nên Đông cũng như Hè, cứ 7h là vác gậy đi đánh.
Nhiều bạn caddy tận dụng thói quen của khách cố gắng thu hút sự chú ý, trở thành caddy “ruột” của nhóm golfer “già”, từ sáng đến trưa là hết lượt đánh, đầu giờ chiều tranh thủ làm thêm “cuốc” nữa của khách lạ.

TỪ CADDY LÊN “SÚT-TƠ”

Tới phòng chờ sân golf Tràng An, phóng viên đang tìm gặp một caddy theo lịch hẹn thì thấy khách chơi người Hàn Quốc đùng đùng bỏ về dù chưa đánh hết 18 hố. Bạn caddy bảo “Ông này đánh pro (chuyên nghiệp), đi muộn hơn mấy tiếng mà một lúc đã đuổi kịp nhóm đến trước nên phải đợi lâu. Nhưng chắc chị quản lý hôm nay nhiều việc nên quên, không bố trí cho người ta chuyển sang hố 15 đánh nốt rồi quay về hố 13 sau nên khách giận”.
Ở các sân golf, người điều hành công việc của caddy và hoạt động trên sân được gọi bằng cái tên việt hóa thân mật “sút-tơ” (nguyên gốc: shooter). Thực ra, điều hành nghe đơn giản nhưng việc không chỉ là đón khách, ký sổ, xuất hóa đơn. Các bạn caddy nói vui, shooter giống như cái bánh mỳ ghi nhớ Doremon, phải thành thạo tiếng Anh và biết giao tiếp cơ bản tiếng Hàn, thuộc làu mặt khách, nắm rõ trình độ của từng khách, thói quen giờ chơi, nhớ khách nào thích caddy nào.
Tại sao làm shooter kỳ công đến thế? Vì mỗi ngày, sân golf đón hàng chục tốp khách khác nhau, không nhóm nào check-in cùng lúc. Cách biệt trình độ của người chơi golf tính bằng đơn vị… năm, kéo theo tốc độ đánh rất khác nhau. Làm thế nào mà golfer lâu năm và golfer tập sự không dẫm chân nhau là mối bận tâm thường trực của shooter.
Thêm nữa, shooter phải chắc chắn rằng các caddy sẽ nhận tiền bồi dưỡng từ khách theo đúng cách khách mong muốn. Ví dụ, có khách dễ tính không cần caddy cúi rạp người, nhưng người khó tính thì caddy khi nhận tiền tuyệt đối không được nhìn vào mặt khách. Caddy làm sai là shooter chịu… phạt.
Các shooter đi lên từ caddy, và phải đánh golf giỏi. Ngoài công việc hàng ngày, họ còn có nhiệm vụ tư vấn bán đồ cho khách khi hàng loạt sân golf mở thêm shop dịch vụ ăn theo. Muốn ứng tuyển vào vị trí shooter, cần ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm caddy và 2 năm đảm nhận vai trò tương tự.
Áp lực cao nhưng đổi lại, thu nhập của họ tính bằng đô, không dưới 1.000 USD. Vả lại, cứ làm shooter là sẽ có tên… tiếng Tây, tiện giao dịch. “Nghe cũng sang đáo để”, anh Michael – một quản lý sân golf ở miền Bắc chia sẻ.

CƠ HỘI ĐỔI ĐỜI

Caddy muốn đổi đời hay đơn giản là cải thiện thu nhập thường hướng tới chức vụ shooter. Nhưng như đã đề cập, một shooter cần tối thiểu 7 năm trong nghề, nghĩa là gắn bó với golf từ kỳ sơ khai của môn thể thao này tại Việt Nam. Mà vị trí này không sẵn có, cũng không tuyển dụng với số lượng ào ạt nên xác suất caddy thành shooter rất thấp.
Thế nên, thay vì lựa chọn con đường khó khăn, một số ít caddy phấn đấu theo hình mẫu của người cầm gậy chuyên nghiệp: Hưởng hoa hồng theo tiền thưởng của golfer. Hoàn (tên nhân vật được thay đổi theo yêu cầu), caddy sinh năm 1989 nằm trong thành phần “thiểu số” ấy.
Gặp Hoàn ngoài đời sẽ không tin anh làm nghề này. Tuổi đời còn trẻ nhưng Hoàn đã xây nhà 4 tầng, có 2 mặt con, đầu năm ngoái sắm xế hộp 7 chỗ mới cứng. Hoàn bảo nghề caddy mang lại cho anh trên dưới 400 triệu/năm. Đà thăng tiến ấy cũng được 6-7 năm rồi.
Hồi lớp 9, Hoàn nghiện đánh bi-da nhưng không có tiền. Anh quyết bỏ học, đi làm caddy vì nghề này chẳng đòi bằng cấp. Kiếm được bao nhiêu là Hoàn đi chọc bi. Sáng cầm gậy - tối đánh bi, cuộc sống của Hoàn cứ thế quay vòng cho đến một ngày Hoàn táy máy lấy gậy của khách, “thử” đánh xem golf ra sao. Ai dè khách chẳng những không nổi cáu, lại khen “Dáng đẹp quá, tay cầm chuẩn tư thế đúng, hay đi tập golf xem sao”.
Nhà nghèo nên Hoàn chẳng dám mơ giấc mơ xa xỉ ấy. Anh về nhà, tự chế gậy từ khung cửa sổ cũ, ra vườn đục lỗ, lấy bóng cũ mua từ sân và tập gạt cho vui. Ấy thế mà dần dần, Hoàn thích golf từ bao giờ, nhưng tự đặt giới hạn là “thích vừa đủ phục vụ công việc”.
Bằng cảm nhận đặc biệt về golf, Hoàn đọc line (đường bóng), hướng gió rất đỉnh nên nhiều khách quý, đến sân là gọi. Đôi lúc, anh sắm vai “thầy giáo” bất đắc dĩ khi thấy khách cầm gậy, chọn gậy chưa đúng. Tiền tip trung bình của Hoàn là 500.000 VND, cao gấp rưỡi caddy khác.
Mấy năm nay, khi phong trào golf nở rộ, các giải đấu cùng giải thưởng có giá trị lớn đua nhau ra đời, thu hút rất nhiều tay golf nghiệp dư trên khắp cả nước. Hoàn kể mỗi năm, anh nhận lời đi vác gậy khoảng 5 lần, mỗi lần được 8-10% tiền thưởng của người chơi, thảo hợp đồng đàng hoàng như caddy Tây. Lần đỉnh cao của Hoàn là khoản 120 triệu, khi golfer anh phục vụ thắng giải trị giá 2 tỷ đồng.
“Giải golf giờ nhiều vô biên, tiền thưởng toàn hiện vật hàng tỷ kèm tiền mặt, nhiều caddy có chuyên môn giống mình nhờ thế mà phất”, Hoàn chia sẻ.
BinhGolf.com
tổng hợp (google+bongdaplus)
ảnh sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét